Bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là vùng đất “cao nguyên của cao nguyên”. Do nằm cao hơn đô thị Mộc Châu, được thiên nhiên chưng cất, ban tặng những gì hoang sơ, thơ mộng nhất.
1. Vị trí địa lý, điều kiện dân cư bản Tà Số
Tà Số nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu chừng hơn 10km. Anh A Lu – Trưởng bản Tà Số 2 – bảo, Tà Số có 1.700 nhân khẩu với 300 hộ hoàn toàn là bà con dân tộc Mông. Một năm, người Mông có hai cái Tết. Một là Tết truyền thống của người Mông vào ngày 1-12 âm lịch, hai là Tết độc lập vào ngày 2-9. Theo Chủ tịch UBND xã Chiềng Hắc Vì Văn Biên, Tà Số có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý du lịch cộng đồng hồi tháng 9-2020. Đó là khí hậu “tiểu cao nguyên” độc lập, bản làng nằm bên những khu rừng già, thung lũng lòng chảo thơ mộng cùng hệ thống hang động và đặc biệt là cuộc sống còn nhiều nét nguyên bản của bà con dân tộc Mông. Nghề rèn, nghề thêu, nghề làm giấy… được gìn giữ.
2. Tà Số – làng nguyên thủy giữa đại ngàn
Tà Số mang khung cảnh tuyệt đẹp, hoang sơ mà đầy yên bình. Không đường, không điện, không sóng điện thoại, không khói bụi, ồn ào của thành phố. Chỉ có cuộc sống yên ả, tất cả tạo nên một vẻ đẹp hiếm có !
Theo chân các cán bộ xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, chúng tôi được mục sở thị tìm đến ngôi làng “nguyên thủy” mà thời gian gần đây mọi người đang bàn tán râm ran.
Tà Số còn lưu giữ những tập tục truyền thống của bà con dân tộc Mông. Mỗi ngày họ đều đến đây chăn gia súc, gia cầm, trồng cây, thu hoạch nông sản, khâu vá, thậm chí đá bóng, vui chơi…, đến tối mới quay về bản.Thấp thoáng bên những nếp nhà cổ, thỉnh thoảng lại bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Mông lặng lẽ ngồi thêu những tấm khăn hay chiếc váy sặc sỡ, đủ màu sắc. Dưới ánh nắng chiều, tất cả nằm gọn trong những khung hình đẹp nhất.
3. Từ bản đặc biệt khó khăn đến đời sống ấm no
Bên cạnh vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình, Tà Số là bản đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Hắc. Trước thời điểm về đích Nông thôn mới năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo luôn duy trì từ 30-40%. Nhưng 5 năm trở lại đây, bằng những đường hướng cụ thể , tư duy sản xuất cho đến điều kiện kinh tế đã tiến bộ rất nhiều.
Trao đổi với Phóng viên, bà Hà Thị Phước, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Sau khi Đại hội Đảng xong là chúng tôi phân công đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách bản. Đồng thời cũng sinh hoạt luôn ở trên đó để nắm được tâm tư, nguyện vọng của bà con. Cán bộ cần nắm được những khó khăn, vướng mắc để chúng tôi tìm ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn đó.
Với phương châm cầm tay chỉ việc, mỗi một hộ nghèo trong bản đều được ít nhất một cán bộ xã quan tâm, giúp đỡ. Cán bộ nắm tâm tư, nguyện vọng, rồi cùng dân nghĩ cách vượt khó, làm giàu.
Khi cái đói, cái nghèo đã dần xa, những bản làng như được khoác lên mình một sức sống mới với màu xanh của cây trái, tô điểm những sắc màu rực rỡ từ những bộ trang phục truyền thống của đồng bào nơi đây.
4. Tiềm năng du lịch: Cơ hội và thách thức
4.1. Cơ hội phát triển du lịch
Bà Hà Thị Phước, bí thư Đảng ủy xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Bản Tà Số về tiềm năng du lịch cộng đồng, thứ nhất là khí hậu rất mát mẻ. Thứ hai là những nét đẹp, nét cổ xưa của người đồng bào dân tộc Mông thì vẫn còn nguyên vẹn. Đó là những ngôi nhà cổ, cũng như là tập quán, tập tục sinh hoạt của đồng bào Mông ở trên đó là vẫn còn giữ nguyên vẹn được như vậy. Trong năm 2021, sau Đại hội Đảng bộ huyện, chúng tôi cũng đang tập trung cho việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và tập trung cho việc xây dựng du lịch cộng đồng nơi đây.
4.2. Những thách thức phải đối mặt
Với một vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên và rất đỗi nên thơ, bản Tà Số đang có rất nhiều những lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Du lịch phát triển, kéo theo kinh tế phát triển và đời sống của đồng bào nơi đây cũng trở nên ấm no và sung túc hơn.
Tuy nhiên làm du lịch và làm kinh tế như thế nào để vẫn giữ được những nét đẹp tự nhiên vốn có lại là một vấn đề còn nhiều trăn trở.
4.3. Phát triển du lịch song song gìn giữ văn hóa
Từ khi xác định chủ trương làm du lịch phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã chọn phương án chậm mà chắc. Không làm quảng cáo, kêu gọi du lịch một cách rầm rộ, quy mô, đồng thời siết quản lý đối với du khách đến với nơi đây.
Ông Vì Xuân Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Xã với huyện cũng chưa có ý định cho các nhà đầu tư vào để đầu tư vào khu vực này. Mình sẽ giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Với những nếp nhà của người Mông, chúng tôi cũng chỉ đạo cho chi bộ chính quyền và nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc luôn phải giữ gìn. Riêng về đất đai thì chúng tôi cũng đã chỉ đạo chính quyền và nhân dân là không được phép chuyển đổi cho các đơn vị và cá nhân ở nơi khác đến để đầu tư, nó sẽ phá vỡ cảnh quan, vẻ đẹp vốn có.
Trước hết phải nâng cao nhận thức cho người dân trong bản để họ cảm thấy tự hào về nét văn hóa của họ. Họ phải cảm thấy tự hào về truyền thống của họ để cố gắng gìn giữ.
Thiên nhiên hoang sơ ở một nơi trong trẻo hy vọng sẽ góp phần làm cho du lịch Mộc Châu ngày càng phát triển hơn nữa.
BIGSEA LAND TIÊN PHONG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG CÁC KHU VỰC SA PA, Y TÝ, MỘC CHÂU, HÀ GIANG, CÔ TÔ
Địa chỉ: 296 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Ảnh: Sưu Tầm