Có nhiều cách giải thích về tên gọi của Phanxipăng, nhưng dường như đây vẫn là một bí mật chưa hoàn toàn được khám phá. Cách hiểu phổ biến nhất vẫn lưu truyền đến nay là: Tên của Phanxipăng được gọi theo hình dáng của núi, do đọc trại đi từ chữ “Hủa xi pan”, theo tiếng Quan thoại nghĩa là “tảng đá khổng lồ chênh vênh”.
Tên gọi Phanxipang vẫn là một ẩn số
Phanxipăng là khối hoa cương đột khởi từ dãy Hoàng Liên Sơn, với chiều cao 3.143m là ngọn núi cao nhất của cả ba nước Đông Dương.
Có nhiều cách giải thích về tên gọi của Phanxipăng, nhưng dường như đây vẫn là một bí mật chưa hoàn toàn được khám phá. Cách hiểu phổ biến nhất vẫn lưu truyền đến nay là dựa theo trang web của địa phương: Tên của Phanxipăng được gọi theo hình dáng của núi, do đọc trại đi từ chữ “Hủa xi pan”, theo tiếng Quan thoại nghĩa là “tảng đá khổng lồ chênh vênh”.
Mãi gần đây, năm 2005, mới có người rụt rè đưa ra ý kiến: Phanxipăng theo tiếng Mông nghĩa là “Núi Đỗ quyên”, vì núi này là xứ sở của hoa đỗ quyên, có tới 4 chi và hàng chục loài, quanh năm khoe sắc nhưng thường nở bạt ngàn vào mùa xuân. Điều này không hẳn đã vô lý, vì dãy Hoàng Liên Sơn, nền tảng của Phanxipăng, chẳng phải đã được đặt theo tên một loài cây thuốc đặc hữu của núi là Hoàng Liên đó sao?
Quang cảnh hùng vĩ ở Phanxipang
Dẫn lời những khách du lịch người Pháp từng là lính viễn chinh đồn trú ở Sa Pa những năm đầu thế kỷ trước, ông Trần Ngọc Lâm ( người giúp Sa Pa mở đường lên đỉnh Phanxipăng và từng sống một mình 3 tháng để chữa ung thư trên cổng trời cao ngất ấy) cho rằng: Phanxipăng thực chất là “Phan Văn Sơn”, tên một viên quan địa lý của nhà Nguyễn, năm 1905 đã cùng người Pháp đi vẽ bản đồ, phân định biên giới nước ta với nhà Thanh (Trung Quốc).
Phan Văn Sơn dẫn đầu một đoàn dân phu leo lên tận đỉnh núi, dùng máy móc, kỹ thuật của người Pháp đo độ cao Phanxipăng và hầu khắp các núi cao trên 2.000 m của Hoàng Liên Sơn. Người Pháp tôn trọng dấu chân đầu tiên của ông nên gọi đỉnh núi cao nhất dãy Hoàng Liên Sơn là Phan Văn Sơn. Do cách phát âm tiếng Pháp của người Mông, người Dao, người Kinh không chuẩn, lâu dần “Phan Văn Sơn” trại đi mà thành “Phan Xi Pan” hay “Phanxipăng” như ngày nay. Cũng với cách hiểu đó, Sa Pa là do đọc trại đi từ “De Chapa”, tên viên đại úy Pháp đã chiếm được vùng đất này hồi đầu thế kỷ trước.