Bất động sản Hà Giang tăng giá sau khi triển khai xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang
Chiều 15.2, tại Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang đã có buổi làm việc thống nhất các nội dung liên quan đến Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang. Cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của 2 tỉnh.
Bất động sản Hà Giang tăng giá sau khi triển khai xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang
Quy hoạch đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang
Tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đã nằm trong Quy hoạch đường bộ thời kỳ 2021 – 2030. Tầm nhìn đến 2050. được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454 ngày 1.9.2021. Vì vậy, việc sớm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ là rất cần thiết.
Về Tiến độ: chuẩn bị các điều kiện đầu tư và dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2022 và thực hiện đầu tư năm 2022 – 2024. Tổng mức đầu tư trên 6.200 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, UBND hai tỉnh đã phê duyệt dự án. Thống nhất phương án tuyến; phân kỳ đầu tư; quy mô cấp đường. Dự kiến sẽ khởi công trong quý III và quý IV năm 2022. Hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng và quyết toán năm 2024…
Công tác chuẩn bị, triển khai dự án
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND hai tỉnh Tuyên Quang – Hà Giang và các sở, ngành liên quan đã thảo luận về công tác chuẩn bị, triển khai Dự án. Trong đó tập trung vào các vấn đề như: công tác chuẩn bị các phương án xây dựng tuyến đường này. Chuẩn bị nguồn vốn triển khai dự án, công tác giải phóng mặt bằng. Xác định vị trí xây dựng các nút giao cắt, các cầu trên tuyến cho phù hợp. Tiết kiệm ngân sách và triển khai thuận lợi nhất trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đánh giá cao tỉnh Tuyên Quang. Trong việc phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Việc sớm triển khai kế hoạch xây dựng tuyến đường này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển chung của hai tỉnh. Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, các cơ quan, ngành chức năng của 2 tỉnh tiếp tục chủ động, tăng cường phối hợp để triển khai các phần việc tiếp theo của dự án. Thống nhất phương án xây dựng phù hợp, hiệu quả nhất.
Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang khi đi vào hoạt động sẽ nâng giá bất động sản Hà Giang
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn khẳng định, tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang được đầu tư xây dựng là nhờ sự ủng hộ rất lớn từ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Hiện nay 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang rất quyết tâm và đồng thuận. Thống nhất cao khẩn trương chuẩn bị các điều kiện. Tích cực chuẩn bị các nội dung. Xây dựng phương án xây dựng tuyến đường phù hợp nhất để nhất báo cáo với Chính phủ và các bộ, ngành. Sớm triển khai khởi công xây dựng tuyến đường. Tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang được triển khai xây dựng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp thúc đẩy kinh tế, xã hội. Tăng cường kết nối giữa 2 tỉnh Tuyên Quang – Hà Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực…
Tiềm năng đầu tư bất động sản Hà Giang
Định hướng thu hút đầu tư những năm tới
Trong những năm tới tỉnh tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau
- Thu hút mạnh vào khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy
- Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Tiếp tục thực hiện việc công bố quy hoạch đối với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với 4 phân khu chức năng. Đồng thời hoàn thiện quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung khai thác hiệu quả Công nghiệp có thế mạnh của địa phương:
- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án không ngừng nâng cao hiệu suất và chất lượng các dây chuyền tuyển quặng như sắt, chì kẽm, Mangan, Antimon, thiếc – Vonfram. Nhằm tạo ra giá trị sản phẩm, tăng tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Khai thác tài nguyên khoáng sản gắn với chế biến sâu, tạo ra sản phẩm cuối cùng trên địa bàn tỉnh.
Ngành công nghiệp thủy điện
Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của một số dự án để khai thác tối đa năng lượng dòng chảy tự nhiên tạo ra nguồn năng lượng điện. Phát huy mạnh mẽ nội lực, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiếp tục kêu gọi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư đăng ký đầu tư đối với các dự án hiện chưa có chủ đầu tư.
Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm
Đối với cây chè: Phấn đấu trồng mới 800 ha đưa tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 19.700 ha vào năm 2012. Trong đó có trên 15.300 ha chè kinh doanh. Thiết lập vùng chè tập trung gắn với đầu tư các cơ sở chế biến sản phẩm xuất khẩu tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Quảng Bình. Kết hợp phát triển vùng chè đặc sản như chè Ngam La, chè Lũng Phìn,…
Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm quy mô, công nghệ phù hợp. Chế biến cam, thảo quả, đậu tương, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc… Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường. Bao gồm các sản phẩm ván nhân tạo: Ván MDF, ván ghép thanh, ván dán, ván sàn, dăm công nghiệp;
Công nghiệp khai thác, chế biến VLXD
Khoanh vùng quy hoạch tập trung cho việc khai thác khoáng sản VLXD đảm bảo phát triển bền vững. Tập trung khai thác hiệu quả Khu công nghiệp Bình Vàng: Hiện tại giai đoạn I với diện tích mặt bằng là 142,94 Ha hiện đã lấp đầy. Tập trung phát triển mở rộng cho giai đoạn II với diện tích là 111,83 Ha.