SO SÁNH LÀNG CỔ SHIRAKAWA (NHẬT BẢN) VỚI LÀNG HÀ NHÌ (Y TÝ- VIỆT NAM)

323 lượt xem

Làng cổ Shirakawa (Tỉnh Gifu – Nhật Bản):

  Tại Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo 350km có 1 ngôi làng cổ hơn 300 năm tuổi. Đây là ngôi làng được Unessco công nhận là DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI từ năm 1995.

Làng cổ Shirakawa (Tỉnh Gifu – Nhật Bản) Nguồn ảnh: Internet

Ngôi làng Shirakawa của Nhật Bản đặc biệt được chú ý bởi kiến trúc nhà Gassho-Zukuri, những ngôi nhà này có tấm mái dày tới 90cm và có khối lượng nặng lên tới 60 tấn. Điều đặc biệt là sau nhiều năm thì người dân vẫn sống trong những căn nhà Gassho này cho đến ngày nay. Và nơi đây trở thành điểm du lịch đáng để thăm quan cho những du khách đến với Nhật Bản.

Làng cổ Shirakawa (Tỉnh Gifu – Nhật Bản) Nguồn ảnh: Internet

  Ngôi nhà có tấm mái dày 90cm, thiết kế 2 mái chụm vào nhau như 2 bàn tay. Có độ dốc rất lớn vì ngôi làng Shirakawa vào mùa đông thường có tuyết dày đặc, nên mái nhà cần thiết kế dốc để tuyết ko lưu lại trên mái nhà được, tuyết sẽ trượt xuống dưới để mái nhà ko bị nặng thêm nữa. Mái nhà có độ dày 90cm cũng nhằm mục đích giữ được cái ấm vào mùa đông lạnh giá ở vùng này.

Làng cổ Shirakawa (Tỉnh Gifu – Nhật Bản) Nguồn ảnh: Internet

Khoảng 30-40 năm thì người dân lại thay thế lại bộ mái này, và chi phí thay thế có thể lên tới 2000 man Nhật tương đương tầm khoảng 4 tỷ đồng. Với chi phí lớn như vậy, hiện tại chính phủ Nhật Bản luôn có chế độ hỗ trợ chi phí việc thay lại tấm mái, để duy trì và bảo tồn lại nền văn hoá, di sản văn hoá thế giới.

Làng cổ Shirakawa (Tỉnh Gifu – Nhật Bản) Nguồn ảnh: Internet

Hiện tại, làng cổ Shirakawa có 59 ngôi nhà và 535 người dân sinh sống. Khác với nét hiện đại của các thành phố lớn, khách du lịch đến với ngôi làng Shirakawa có thể cảm nhận được cảm giác bình yên với núi non và sự bình dị, mộc mạc của người dân Nhật Bản từ xưa còn xót lại.

Làng cổ Shirakawa (Tỉnh Gifu – Nhật Bản) Nguồn ảnh: Internet

 

Làng Hà Nhì – Y Tý (Tỉnh Lào Cai – Việt Nam):

  Tại xã Y Tý – Bát Xát – Lào Cai, nằm cách Thủ đô Hà Nội 360Km về hướng bắc. Nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển, nơi mà người dân Hà Nhì sinh sống hàng trăm năm trước đây và tạo nên Các thôn bản của người Hà Nhì. Với kiến trúc nhà Trình Tường đặc trưng của người dân vùng cao, tường nhà dày trung bình tầm 50-60cm, được xếp đá trong lõi tường và trình đất vào những khoảng trống còn lại thì nhà Trình Tường rất vững chắc và kiên cố, có khả năng giữ ấm rất tốt cho người dân Hà Nhì vào mùa đông lạnh giá. Vào mùa đông, ở Y Tý thường xuyên có tuyết rơi vào những thời gian lạnh đỉnh điểm. Cũng là điểm thu hút du khách đến với Y Tý bởi vì ở Việt Nam chỉ có Y Tý, Sapa và 1 số ít nơi tuyết rơi xuống.

 

Làng Hà Nhì – Y Tý (Tỉnh Lào Cai – Việt Nam) Nguồn ảnh: Internet

  Những làng bản của người Hà Nhì đang được đề xuất bảo tồn và xét vào diện DI SẢN VĂN HOÁ của Tỉnh LÀO CAI. Và điều đáng được nhắc đến là những bản làng Hà Nhì vẫn nguyên bản nét văn hoá của đồng bào Hà Nhì sinh sống. Hiện tại, tỉnh Lào Cai cũng đang hỗ trợ chi phí để giúp người dân làng Hà Nhì phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá truyền thống, tạo nên 1 môi trường du lịch văn hoá cộng đồng đáng để khách đến trải nghiệm.

Làng Hà Nhì – Y Tý (Tỉnh Lào Cai – Việt Nam) Nguồn ảnh: Internet

  Cũng giống như ngôi làng cổ Shirakawa của Nhật, thì làng Hà Nhì có nhiều hơn số hộ dân và người dân sinh sống ở đây. Thống kê có khoảng gần 3000 người dân Hà Nhì sinh sống tại 5 thôn bản ở xã Y Tý.

Làng Hà Nhì – Y Tý (Tỉnh Lào Cai – Việt Nam) Nguồn ảnh: Internet

  Trong quan điểm phát triển du lịch, Y TÝ là 1 điểm dừng chân và trải nghiệm trong tour du lịch khi đến với Lào Cai – Sapa – Y Tý – Lào Cai, tạo thành vòng tròn khép kín trong chuyến đi.

Làng Hà Nhì – Y Tý (Tỉnh Lào Cai – Việt Nam) Nguồn ảnh: Internet

  Mong rằng, cùng với sự phát triển đi lên của ngành du lịch, nền văn hoá Hà Nhì, kiến trúc Hà Nhì được bảo tồn để các đời sau còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, phong tục tập quán của các nền văn hoá khác nhau.

  Cùng với sự tương đồng, nền tảng cơ sở khá giống nhau. Cùng với quan điểm, tư tưởng quy hoạch và phát triển Khu đô thị du lịch Y Tý nói chung, phát triển đô thị và bảo tồn văn hóa dân tộc nói riêng của các cấp lãnh đạo. Kèm theo đó là những bài học thực tế được rút ra từ Sapa. Y Tý đang từng bước trong quá trình bảo tồn văn hoá người Hà Nhì, làng bản Hà Nhì và kỳ vọng phát triển Y Tý. Nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá cộng đồng nổi tiếng. Đời sống, cuộc sống người Y Tý sẽ thịnh vượng hơn, du lịch nơi đây sẽ được phát triển bài bản hơn, bền vững hơn Và không thể thiếu một điều hiển nhiên đó là Bất Động Sản ở đây sẽ tang trưởng dần, tiệm cận với các vùng du lịch tương tự như Sapa.

Làng Hà Nhì – Y Tý (Tỉnh Lào Cai – Việt Nam) Nguồn ảnh: Internet

 

Thống kê số lượng khách du lịch đến với Y Tý:

– Trong năm 2019, Y Tý đón 16000 lượt khách trong đó có hơn 100 lượt khách nước ngoài. Doanh thu từ du lịch đạt hơn 6 tỷ đồng.

– Năm 2020, lượng khách đến với Y Tý khoảng 18000 người, doanh thu đạt 25 tỷ đồng.

– Trong năm 2021, Y Tý đón 22.230 lượt khách đến thăm quan và du lịch Y Tý, tổng doanh thu đạt trên 31,1 tỷ đồng.

– Trong dịp tết 2022, Y Tý đón 1800 lượt khách đến thăm ( Thông tin từ Sở VH – TT & Du lịch).

Trên đây là quan điểm cá nhân của Mr. Tẩn A Dân (BigSeaLand) và sự so sánh về 2 ngôi làng đặc biệt này. Shirakawa (Di sản văn hoá thể giới) và Làng cổ Hà Nhì (Di sản văn hoá tỉnh Lào Cai).

 

 

 

Các tin liên quan

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
0985.939.885