TIỀM NĂNG BẤT ĐỘNG SẢN GIA LAI – ĐIỂM ĐẾN MỚI CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ

139 lượt xem

Tại các thành phố lớn dẫn đầu về thị trường bất động sản như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… quỹ đất đang bị thu hẹp trầm trọng, dự án mới ngày càng khan hiếm, giá bất động sản cũng đã đắt đỏ. Trước bối cảnh đó, nhiều “ông lớn” bất động sản đã chuyển hướng về các khu vực có quỹ đất dồi dào, có tiềm năng phát triển kinh như Tây Nguyên, với mục đích đầu tư vào các tỉnh kinh tế vệ tinh. Điều này đã làm thị trường các tỉnh Tây Nguyên trở nên sôi động, giao dịch nở rộ đón sóng tiềm năng lớn. Trong đó, thị trường bất đông sản Gia Lai được dự báo sẽ trở thành điểm sáng mới, phát triển “nở rộ”.

Vị trí Gia Lai sở hữu nhiều lợi thế vượt trội

Tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vai trò kết nối khu vực Tây Nguyên với Nam Trung Bộ và được xem là điểm giao thoa kinh tế “tam giác vàng” Việt Nam – Lào – Campuchia. Gia Lai có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện, trong đó Quốc lộ 14 và Quốc lộ 19 là 2 trục giao thông “xương sống” của tỉnh, giúp việc giao thương xuyên suốt giữa Gia Lai và các tỉnh thành Bắc – Trung – Nam. Tuyến cao tốc Quy Nhơn – thành phố Pleiku – cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh cũng là một điểm nhấn cho việc phát triển kinh tế – du lịch của Gia Lai được thuận tiện hơn so với các khu vực còn lại của Tây Nguyên.

Sân bay Pleiku đã được phê duyệt đầu tư nâng cấp, mở rộng với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng cũng sẽ mang đến cho địa phương những ưu thế lớn để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng và diện mạo, hình ảnh du lịch của Gia Lai sẽ là động lực để Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Gia Lai có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn

Du lịch Gia Lai hiện nay tuy còn khá hoang sơ, mang tính tự phát và hầu hết chưa được đầu tư khai thác. Có thể nói, Gia Lai có thiên nhiên trù phú, được “ưu ái”  với khí hậu mát mẻ quanh năm, địa hình đa dạng độc đáo với đồi núi thấp xen lẫn thung lũng, mạng lưới sông hồ và ghềnh thác phong phú. Cảnh quan tự nhiên của Gia Lai được đánh giá là tương đương với “thủ phủ” nghỉ dưỡng Đà Lạt của Lâm Đồng.

Núi lửa Chư Đăng Ya

Có thể kể tên các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Gia Lai như:

  • Biển hồ T’Nưng (Biển hồ Pleiku)
  • Biển hồ Chè (Biển hồ trà)
  • Núi lửa Chư Đăng Ya (nơi diễn ra lễ hội hoa dã quỳ hằng năm)
  • Hàng thông trăm tuổi Gia Lai (Đường thông cổ thụ từ thời Pháp)
  • Núi Hàm Rồng
  • Vườn quốc gia Kon Chư Răng

 Gia Lai sở hữu nhiều di sản quý giá, hiếm có mà không nơi nào có được như:

  •  Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng rộng 413.500 m2
  • Biển Hồ – một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam
  • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
  • Ghềnh đá cổ tại thủy điện H’Chan Mang Yang và thủy điện Ialy Chư Păh là di sản địa chất hàng triệu năm tuổi.
  • Các di sản văn hóa đặc trưng của Gia Lai: nhà rông, nhà mồ, thổ cẩm,… vô cùng đặc sắc và độc đáo với du khách.

Đây là điều kiện lý tưởng để địa phương phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên đang trở thành xu hướng phổ biến cho các chuyến đi du lịch khám phá thiên nhiên và con người nơi rừng núi đại ngàn.

Tiềm năng phát triển kinh tế Gia Lai

Kinh tế vùng của Gia Lai là một yếu tố hấp dẫn các đại gia bất động sản về với Gia Lai. Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Gia Lai ghi nhận nhiều đột phá liên tiếp. Giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 7,83%, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,54 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng trong nửa đầu năm 2021, Gia Lai vẫn đạt mức tăng trưởng 9,7%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Gia Lai đã và đang tập trung quy hoạch triển khai các khu dân cư, đô thị mới hiện đại. Quỹ đất Gia Lai được đánh giá lớn đứng thứ thứ 2 Việt Nam, đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu để phát triển dự án bất động sản cả về quy mô, số lượng lẫn chất lượng. Dự báo cho đến năm 2025, Gia Lai đạt khoảng 35% và tăng lên 45% vào năm 2035 về tăng trưởng đô thị hóa

Theo chuyên gia môi giới bất động sản khu vực Tây Nguyên nhận định: Gia Lai hiện đã hội tụ đủ các điều kiện thiên thời – địa lợi – nhân hòa: sở hữu tiềm năng du lịch lớn đang dần được “đánh thưc”, có hạ tầng kết nối giao thông thuận tiện, thị trường giá cả vẫn còn thấp. Nếu được đầu tư bài bản, được sự hỗ trợ từ nhà nước, Gia Lai hoàn toàn có thể thu hút các nhà đầu tư lớn đổ về phát triển dự án. Từ đó, tạo lực đẩy cung – cầu thúc đẩy thị trường trỗi dậy mạnh mẽ.

Theo đánh giá của nhà đầu tư, Gia Lai vẫn còn nhiều tiềm năng sinh lời và đã sẵn sàng “thiên thời, địa lợi” để vươn tầm trở thành thị trường đáng đầu tư bậc nhất khu vực Tây Nguyên.

 

 

 

Các tin liên quan

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
0985.939.885