Bất động sản Hà Giang đang có nhiều tín hiệu tốt, hứa hẹn là kênh đầu tư an toàn, mang lại lợi nhuận cao

85 lượt xem

Tình hình bất động sản Hà Giang trong những năm trở lại đây có nhiều tín hiệu tốt. Có thể thấy, Hà Giang có rất nhiều lợi thế cả về địa hình lẫn khí hậu, thổ nhưỡng, cảnh quan,…Đây là những tiền đề quan trọng tạo nên cơn sốt đất Hà Giang.

Những đặc điểm thế mạnh của Hà Giang

Đặc Điểm Địa Hình

=Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc : rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo… Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè – thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.

=Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao – Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.
=Vùng III: Là vùng núi thấp thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh… Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh…

Tài Nguyên Khoáng Sản

Căn cứ trên những cứ liệu về cấu trúc địa chất, các nhà khoa học đã dự báo rằng Hà Giang là một địa bàn có tiềm năng và triển vọng lớn về khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, antimon, vàng, đá quý…

Tài Nguyên Rừng

Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Rừng Hà Giang khá phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng á nhiệt đới, với nhiều chủng loại. Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước
Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng… Người ta đã từng phát hiện ở rừng Hà Giang có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, vọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng,…

Tài Nguyên Thủy Sản

Tuy là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thuỷ sản nhưng ở khu vực Hà Giang lại có thể tìm thấy những loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị đặc biệt. Trên lưu vực sông Gâm có thể tìm thấy các loại tôm, cua, cá chỉ có ở khu vực nguồn sông có nhiều ghềnh đá. Đặc biệt ở đây có loại cá Dầm xanh, cá Anh vũ ngon nổi tiếng, đã từng là những loại đặc sản cúng tiến cung đình.
Trên sông Lô, cũng có một số loài cá, tôm theo nguồn nước sông Hồng ngược lên và được coi là đặc sản ở sông Lô như: cá chép, cá bống, cá măng, ba ba… Phát huy nguồn lợi thuỷ sản, những năm gần đây, ở nhiều nơi nhân dân đã biết tận dụng mặt nước, các đầm, ao, hồ để chăn thả các loại tôm cá có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Một số nơi bà con nông dân còn kết hợp trồng lúa và thả cá trên những chân ruộng nước. Nhiều trang trại của họ đã phát triển theo mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.Hà Giang được thiên nhiên ưu ái cho quần thể rừng – núi – sông, cùng hệ sinh thái đa dạng. Mảnh đất này luôn khiến những du khách phương xa say lòng với những địa danh hùng vĩ như đỉnh Mã Pì Lèng, núi đôi Quản Bạ, hẻm vực Tu Sản; cũng như nhiều di tích lịch sử – văn hóa lâu đời như phố cổ và cao nguyên đá Đồng Văn, các bản làng của người dân tộc với văn hóa bản địa đặc sắc.
Tất cả đã tạo nên sức hút hấp dẫn khiến các tín đồ du lịch không ngừng tìm kiếm kinh nghiệm du lịch Hà Giang để chinh phục trọn vẹn vùng sơn cước xinh đẹp này.

Phân tích kinh tế Hà Giang 

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2018 ước đạt 2.033 tỉ đồng.

Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, người Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giáy và Lô Lô… Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.

Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có. Nông sản gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Rừng Hà Giang có nhiều động vật hoang dã như trăn, rắn, chim công, chim trĩ…

Phân tích khí hậu Hà Giang

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 độ C – 23,9 độ C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10 độ C và trong ngày cũng từ 6 – 7 độ C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40 độC (tháng 6

Chính sách của Hà Giang ảnh hưởng gì đến đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng

Định hướng thu hút đầu tư những năm tới: Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong những năm tới tỉnh tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau: Thu hút mạnh vào khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, trên cơ sở tỉnh đã công bố quy hoạch đối với 7 phân khu chức năng, hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiếp tục thực hiện việc công bố quy hoạch đối với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với 4 phân khu chức năng, đồng thời hoàn thiện quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung khai thác hiệu quả Công nghiệp có thế mạnh của địa phương: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án không ngừng nâng cao hiệu xuất và chất lượng các dây chuyền tuyển quặng như sắt, chì kẽm, Mangan, Antimon, thiếc – Vonfram để tạo ra giá trị sản phẩm, tăng tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Khai thác tài nguyên khoáng sản gắn với chế biến sâu, tạo ra sản phẩm cuối cùng trên địa bàn tỉnh.

Ngành công nghiệp thủy điện

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của một số dự án để khai thác tối đa năng lượng dòng chảy tự nhiên tạo ra nguồn năng lượng điện. Phát huy mạnh mẽ nội lực, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tiếp tục kêu gọi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư đăng ký đầu tư đối với các dự án hiện chưa có chủ đầu tư.

Ngành công nghiệp chế biên nông lâm sản, thực phẩm

Đối với cây chè: Phấn đấu trồng mới 800 ha đưa tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 19.700 ha vào năm 2012, trong đó có trên 15.300 ha chè kinh doanh. Thiết lập vùng chè tập trung gắn với đầu tư các cơ sở chế biến sản phẩm xuất khẩu tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Quang Bình. Kết hợp phát triển vùng chè đặc sản như chè Ngam La, chè Lũng Phìn và một số nơi có điều kiện.

Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm quy mô, công nghệ phù hợp: Chế biến cam, thảo quả, đậu tương, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc… Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm các các sản phẩm ván nhân tạo: Ván MDF, ván ghép thanh, ván dán, ván sàn, dăm công nghiệp;

Công nghiệp khai thác, chế biến VLXD: Khoanh vùng quy hoạch tập trung cho việc khai thác khoáng sản VLXD đảm bảo phát triển bền vững. Tập trung khai thác hiệu quả Khu công nghiệp Bình Vàng: Hiện tại giai đoạn I với diện tích mặt bằng là 142,94 Ha hiện đã lấp đầy, tập trung phát triển mở rộng cho giai đoạn II với diện tích là 111,83 Ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê 83,46 Ha cho thuê để xây dựng nhà máy thủy điện, nhà máy tuyển luyện thép, kim loại màu.

Chúng ta có thể thấy Hà Giang rất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tài nguyên từ khoáng sản, rừng, du lịch, nông nghiệp đến văn hóa lịch sử lâu đời như ưu ái vùng đất này.

BIGSEA LAND TIÊN PHONG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG CÁC KHU VỰC SA PA, Y TÝ, MỘC CHÂU, HÀ GIANG, CÔ TÔ

Địa chỉ: 296 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Ảnh: Sưu Tầm

 

 

Các tin liên quan

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
0985.939.885