Vài năm gần đây, bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi “bứt phá” ngoạn mục trở thành loại hình bất động sản được nhiều du khách săn đón, lựa chọn thăm quan, lưu trú. Chính vì vậy, giới đầu tư có xu hướng dịch chuyển từ biển sang hướng núi với các dự án biệt thự, căn hộ khách sạn
Bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi và tiềm năng sinh lời
Theo các thống kê của giới kinh doanh địa ốc Mỹ, thị trường bất động sản nước này đã chứng kiến sự “đổi ngôi” bất ngờ giữa bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi và hướng biển với tỷ lệ gia tăng chênh lệch là 19% và 1,8%.
Nguyên nhân là các biệt thự biển, căn hộ khách sạn, condotel ven biển đã quá quen thuộc với du khách và các khu nghỉ dưỡng hướng núi lại trở thành “hàng hiếm”. Đặc biệt khi nhu cầu tìm đến những địa điểm mới, không gian mới của con người không bao giờ dừng lại
Loại hình đầu tư bất động sản độc đáo sinh lời này cũng đặt ra thách thức cho các nhà đầu tư do địa hình núi cao, chi phí xây dựng lớn, thiết kế đòi hỏi sự phức tạp theo cấu tạo địa hình… Trong khi đó, các bất động sản ven biển được xây dựng ở mặt bằng khá thuận lợi.
Chính vì vậy, đầu tư cho bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi cần chi phí cao nhưng lợi nhuận sẽ có tính bền vững bởi các giá trị thiết kế độc lạ thường thu hút khách đến thăm.
Bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi – Xu thế sinh lợi bền vững tại Việt Nam
Bất động sản nghỉ dưỡng núi phát triển ở Việt Nam được coi là một xu thế tất yếu, bởi Việt Nam là đất nước có tới 3/4 diện tích là đồi núi với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Khung cảnh thiên nhiên và bản sắc dân tộc mang đến sự khác biệt cho du lịch nghỉ dưỡng miền núi. Bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi vừa có lợi thế kép quảng bá du lịch địa phương, vừa là điểm đến hấp dẫn khách lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng. Mặt khác, chính quyền các tỉnh đang dần năng động hơn trong chính sách ” trải thảm đỏ” đón các nhà đầu tư bởi đây là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Hiện nay, tại Việt Nam, rất nhiều địa danh, khu du lịch sinh thái núi cao từ Bắc tới Nam có hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm như Sapa(Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Lai Châu (Điện Biên), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng)…Tuy nhiên, các căn hộ nghỉ dưỡng, biệt thự hướng núi, khu nghỉ dưỡng núi cao…của chúng ta vẫn còn rất hạn chế trong khi nhiều khách du lịch mong muốn chất lượng nghỉ dưỡng, phục vụ tầm cao.
Bên cạnh đó, cơ sở giao thông hạ tầng nối với các điểm du lịch sinh thái núi cao đã được nâng cấp, đầu tư xây dựng như cao tốc Nội Bài – Lào Cai rút ngắn thời gian di chuyển lên khu vực Đông Bắc, Tây Bắc tới 2/3 so với trước …góp phần thúc đẩy vận tải du lịch, giao thương hàng hóa, dịch vụ du lịch phát triển mạnh.
Ngoài ra, bất động sản vùng Tây Bắc, đặc biệt là Lào Cai tăng cao nhờ các tuyến đường cao tốc trục chính được mở rộng như: cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc 279, 4E, tỉnh lộ 156…đã kéo một lượng khách du lịch thám hiểm tìm đến các địa danh núi cao này.