Gía trị của bất động sản nghỉ dưỡng núi

204 lượt xem

Sau khoảng 4 năm khuấy đảo thị trường, nguồn cung và giao dịch bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng biển có dấu hiệu chững lại do chính sách xiết chặt quản lý của Nhà nước và sự bão hòa của loại hình sản phẩm đầu tư này. Trước tình hình đó, một số chuyên gia dự báo thị trường nghỉ dưỡng sẽ “đổi chiều gió”, ngược lên núi bởi những ưu điểm về khí hậu, địa hình và văn hóa phong phú.

Nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng ven biển chững lại

Từ năm 2018, các thành phố biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc  đã có một cuộc khủng hoảng về pháp lý. Cụ thể, một số dự án được cấp phép nhanh so với quy định của Nhà nước, do đó sau khi thanh tra, kiểm tra thì việc cấp phép này đã hoãn lại. Một số đầu tư dự án mới đã cẩn thận hơn, trong đó, quá trình cấp phép đã được thực hiện cẩn trọng hơn.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS nghỉ dưỡng biển đã bước đến giai đoạn bão hòa, lợi nhuận thấp do giá đất tại các khu vực này đã đẩy lên “chạm ngưỡng”. Do vậy, có thể nói, sự chuyển dịch nguồn tiền đầu tư từ “biển” lên “núi” là một bước đi khôn ngoan bởi những ưu thế để phát triển bất động sản tại các tỉnh miền núi cũng không hề kém so với các tỉnh ven biển.

Giá trị tiềm ẩn trong BĐS nghỉ dưỡng núi

Trên thế giới, núi chỉ chiếm 24% diện tích đất nhưng được phân bổ rải rác khắp các châu lục. Đây được coi là nguồn cảm hứng cho những người có lối sống hướng ngoại, ưa thích sự hoang sơ, dân dã. Bên cạnh đó, núi còn là “miếng mồi” béo bở cho các nhà đầu tư BĐS sinh lời hiệu quả bởi nhiều ưu thế không những về khí hậu ôn hòa mát mẻ, thiên nhiên trong lành, núi non trùng điệp mà còn là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc giàu bản sắc.

Nhờ xu hướng mô hình bất động sản nghỉ dưỡng núi đang tăng nhiệt, nên quốc gia nào sở hữu những dãy núi tuyệt đẹp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Trong đó, Việt Nam là đất nước có núi chiếm tới ¾ diện tích nên chắc chắn các tỉnh miền núi có khí hậu ôn hòa, sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn các “ông lớn” có tiềm lực tài chính mạnh.

Đánh giá về tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng núi, ông Nguyễn Trần Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam từng chia sẻ rằng: “Cùng với các khu nghỉ dưỡng ven biển, bất động sản nghỉ dưỡng ở vùng trung du, miền núi đang tạo sự đa dạng phong phú trong chuỗi sản phẩm trên thị trường. Khung cảnh thiên nhiên độc đáo và bản sắc dân tộc mang đến sự khác biệt cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ở các tỉnh miền núi. Bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi vừa có lợi thế kép quảng bá du lịch địa phương, vừa là điểm đến hấp dẫn đối với khách lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng”.

Các tin liên quan

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
0985.939.885